-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nên hay không nên mở siêu thị mini ở nông thôn ?
20 June, 2017
Có thể nói đời sống vật chất của người dân các vùng nông thôn hiện nay đã được cải thiện hơn trước. Chính vì vậy, họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng hơn. Đây là điều kiện quyết định để mở siêu thị mini tại các vùng quê.
Vậy nên chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời về việc có nên hay không nên mở siêu thị ở nông thôn nhé.
Hiện nay không có nhiều thông tin về thị trường bán lẻ tại các vùng nông thôn của Việt Nam. Nhưng, với nhiều nhà sản xuất nội, nông thôn đang là thị trường tiêu thụ quan trọng nhất cho các sản phẩm của họ. Và một cách âm thầm, thị trường bán lẻ nông thôn đang lớn mạnh, tới mức không hề thua kém thị trường thành thị. Nhưng, để mở siêu thị kinh doanh hiệu quả tại nông thôn cũng không phải là khó, nhưng cũng không phải là dễ, bạn chỉ cần tuân thủ 3 bước sau để mở 1 siêu thị mini kinh doanh hiêu quả tại quê hương mình nhé.
# 1: Vị trí kinh doanh, mặt bằng bán hàng.
Trong kinh doanh bán lẻ, dù là tại bất kể khu vực thành thị hay nông thôn thì yếu tố địa điểm kinh doanh và mặt bằng bán hàng là rất quan trọng.
– Có thể nói địa điểm kinh doanh là mấu chốt của sự thành công, bạn cứ hình dung nếu như siêu thị mini của bạn tọa lạc trên 1 con đường cao tốc, xe chạy tốc độ 100km/ 1h. Và tại khu vực kinh doanh không có người dân sinh sống. Lời khuyên, bạn nên chọn những vị trí gần chợ, trung tâm thị trấn, trung tâm xã, gàn các trường học hoặc gần các khu công nghiệp. Đây là những vị trí thuận lợi nhất để mở 1 siêu thị mini nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm tại khu vực.
– Mặt bằng kinh doanh là nói đến diện tích chiều rộng và chiều sâu của cả hàng. Nếu bạn mở siêu thị mini tại các thị trấn thì nên sử dụng mặt bằng có diện tích từ 150 m2 đến 200 m2, còn trường hợp mở siêu thị mini tại trung tâm xã hoặc gần các trường học, khu công nghiệp thì nên sử dụng mặt bằng có diện tích từ 70 m2 đến 120 m2 là hợp lý nhất.
# 2: Lựa chọn giá kệ bày hàng và trưng bày nội thất siêu thị.
Nếu bạn muốn có 1 siêu thị mini chuyên nghiệp hiện đại, tôi nghĩ bạn nên thuê 1 đơn vị uy tín chuyên thiết kế siêu thị, đơn vị sẽ tư vấn và đưa ra các giải pháp tốt nhất trong việc bố trí nội thất cửa hàng ra làm sao và nên sử dụng giá kệ siêu thị nào để bày hàng phù hợp.
# 3: Lựa chọn nhà cung cấp và sàng lọc ngành hàng trong siêu thị.
Nói đến kinh doanh bán lẻ, bạn nên hiểu là chúng ta đang kinh doanh về vị trí, chất lượng, giá thành, thái độ phục vụ. Vậy bước thứ 3 này các bạn nên làm như sau, tôi sẽ chỉ ra từng gạch đầu dòng để các bạn dễ hiểu hơn nhé.
– Lựa chọn nhà cung cấp. Trong trường hợp này khi bạn hoàn thành thiết kế nội thất và lắp đặt giá kệ siêu thị, các nhà cung cấp các mặt hàng chính ngạch sẽ tự tìm đến bạn. Bạn hãy khéo léo đàm phán với nhân viên thị trường để được mua đơn hàng với giá rẻ và hỗ trợ chính sách công nợ tốt nhất. Lưu ý: Hầu hết các nhà cung cấp mặt hằng bán lẻ đều có chương trình tặng thưởng hay tiền trưng bày hàng thàng vì vậy bạn hãy yêu cầu nhân viên thị trường đưa ra các chính sách cụ thể của nhà cung cấp đối với khách hàng. Theo kinh nghiệm của tôi thì rất nhiều khách hàng đã không để ý tới vấn đề này hoặc nhân viên thị trường cố tình không thông báo các chương trình khuyến mãi nhằm chuộc lợi tiền của khách hàng.
– Sàng lọc ngành hàng. Sàng lọc ngành hàng sẽ có 2 dai đoạn. Dai đoạn 1 là bạn sàng lọc ngành hàng trước bán hàng. Bạn hãy tìm hiểu và lựa chon những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân tại khu vực. Vd như: Nếu gần trường học thì trong siêu thị cần bán thiết bị giáo dục, sách, bút, mực … Còn tại các khu vực dân cư sinh sống thì nên bán sữa bột, sữa mút, bỉm, gạo, nhu yếu phẩm, bạn hãy tinh tế làm sao lựa chọn được các mặt hàng vừa đủ. Không nên nhiều quá mà cũng không ít quá, như vậy siêu thị của bạn sẽ phục vụ được đa dạng khách hàng … Dai đoạn 2, sàng lọc ngành hàng sau khi bán hàng. Theo chu kỳ nhất định thì sau 2 tháng khai trương, bạn nên xem lại những sản phẩm nào bán được nhiều, sản phẩm nào không bán được. Sau khi có số liệu cụ thể bạn hãy tiếp tục nhập những sản phẩm bán được với số lượng để đảm bảo các chương trình khuyến mãi tốt nhất, còn đối với sản phẩm không bán được bạn hãy đàm phán với nhà cung cấp xin trả lại hàng, trường hợp nhà cung cấp không đồng ý cho trả lại, bạn hãy dùng sản phẩm này tặng khách hàng vào các dịp siêu thị có chương trình khuyến hoặc bán với giá sale.
Theo như kinh nghiệm của chúng tôi thì, kinh doanh siêu thị là kinh doanh tài chính dưới dạng vốn quay vòng dựa trên các nhà cung cấp và người mua sắm và lợi nhuận thương mại trung bình từ 10% đến 15% tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh trong siêu thị. Dựa trên các chi phí đầu tư mặt bằng, nội thất siêu thị, tiền vốn nhập hàng. Vậy các bạn hãy tính toán chi phí và cân đối lợi nhuận để đảm bảo một siêu thị mini tại Nông thôn kinh doanh hiệu quả nhé.