Tư vấn, kinh nghiệm

Tư vấn mở siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa

28 November, 2018
Tư vấn mở siêu thị mini và cửa hàng tạp hoá 1.Trong thời đại kinh tế hiện nay đang suy thoái thì siêu thị mini lại là giải pháp cho sự lựa chọn khi đi mua sắm của người tiêu dùng. Chính vì thế mà việc mở siêu thị mini hoạt động rất mạnh mẽ. Với những điều kiện hạn hẹp như vốn nhỏ, chưa có mặt bằng và cũng chưa có  kinh nghiệm nào trong kinh doanh cả. Thế nên việc mở siêu thị mini với những cá nhân đó rất khó khăn. Mở siêu thị mini cần những gì? Đây là câu hỏi đầu tiên mà các bạn phải đặt ra trước khi bắt tay lên kế hoạch mở siêu thị mini. Tùy vào quy mô lớn nhỏ của siêu thị mà bạn định mở ra mà lên kế hoạch sao cho hợp lý. Điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là một mặt bằng để có thể bố trí không gian hàng hóa, nếu chưa có điều kiện mua thì bạn có thể đi thuê. Tiếp theo cần chuẩn bị về các trang thiết bị siêu thị bán hàng: nếu quản lý hàng hóa đơn giản thì bạn cần một chiếc máy tính hoặc một người để ghi chép sổ sách hàng hóa và thu tiền hoặc nếu quy mô lớn hơn thì bạn nên có một phần mềm quản lý bán hàng. Sắm giá kệ siêu thị để hàng hóa, và nên có camera để quan sát siêu thị và đề phòng người không  tốt. Tiếp đó là bạn phải có nguồn để cung cấp hàng hóa cho bạn, bạn phải có danh sách mặt hàng có đủ thông tin giá cả trước để so sánh.  Danh mục mặt hàng bạn muốn bán như thế nào, sau đó khảo sát giá cả của các siêu thị xung quanh để xem giá cả họ bán ra sao để có thể đưa ra được mức giá thích hợp cho siêu thị mini của mình để có thể thu hút được nhiều khách hàng với mức giá đó. Các mặt hàng tại siêu thị mini cũng tương đối đa dạng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng như các loại đồ uống đóng chai, sữa tươi,bánh kẹo nội ngoại, bia rượu, thực phẩm đóng gói.hóa mỹ phẩm tiêu dùng hàng ngày… Để đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, các hệ thống siêu thị mini thường mở cửa 20/24h. Với những người làm đêm, hoặc có nhu cầu ăn đêm thì đây là điểm đến không thể bỏ qua. Mở một siêu thị mini hay một cửa hàng mua bán tự chọn là bước khởi đầu của một doanh nghiệp hay cá nhân vào con đường kinh doanh mua bán. Nhưng các bạn cũng cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ như mặt bằng, chọn kệ siêu thị nào cho phù hợp, và lắp đặt triển khai hệ thống. Các bước mở siêu thị mini Bước đầu tiên: Chuẩn bị mặt bằng. Khi bạn chọn mặt bằng thì điều đầu tiên bạn phải lưu ý đến mật độ dân cư ở khu vực đó, đối tượng phân bố chủ yếu thuộc tầng lớp nào điều đó khá quan trọng cho mặt hàng bạn chọn để kinh doanh. Với từng địa bàn cụ thể, chúng ta sẽ định hình được diện tích siêu thị, cửa hàng tự chọn cần mờ là bao nhiêu m2? Thông thường chúng ta không giới hạn về diện tích siêu thị, nhưng tốt nhất là từ 30m2 trở lên. Tốt nhất nếu có điều kiện thì các bạn nên thuê mặt tiền ở các khu vực đó để kinh doanh. Nếu bạn mở một siêu thị mini đẹp nhưng ở trong ngõ thì cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Bước thứ hai: Khảo sát mặt bằng và lên dự án Việc khảo sát mặt bằng chính là việc đo đạc và tính toán lượng thiết bị cần thiết cho mỗi mặt bằng cụ thể. Qua đó chúng ta sẽ tính được lượng kệ siêu thị cần dùng là bao nhiêu cho phù hơp với cửa hàng của mình. Hệ thống cổng từ an ninh cần thiết dựa vào lưu lượng khách ra vào dự kiến.... Việc khảo sát, thiết kế và lên dự toán chi phí phải được  thực hiện cụ thể chi tiết. Qua đó giúp quý khách định hình được mức chi phí cần thiết để triển khai thiết bị siêu thị là bao nhiêu....hàng hóa là bao nhiêu…. Bước thứ ba: Chọn thiết bị siêu thị phù hợp với cửa hàng 2.Trong thời kỳ khủng hoảng, để khởi nghiệp kinh doanh với điều kiện tài chính còn eo hẹp là rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số loại kinh doanh lại không quá “kén” về tài chính, dù trong tay bạn có nhiều vốn hay chỉ có tầm trăm triệu đổ lại, bạn vẫn có thể bắt đầu kinh doanh với quy mô phù hợp. Mở siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa… là một trong những hướng đi như vậy. Kinh doanh tiệm tạp hóa đòi hỏi chủ tiệm phải có khả năng quản lý sát sao cũng như cung cách phục vụ khách hàng tốt Lợi ích của kinh doanh siêu thị mini,cửa hàng tạp hóa: So với mô hình cửa hàng tiện lợi của các nước tiên tiến, các cửa hàng bán hàng tạp hóa ở Việt Nam có những đặc thù và lợi thế khác biệt dù mục đích phục vụ giống nhau. Với đặc điểm điều kiện kinh tế chưa cao (ngoại trừ ở các thành phố lớn), đa phần người dân vẫn có thói quen mua bán là tạt ngang vào tiệm tạp hóa ven đường hoặc gần nhà để mua các vật dụng thiết yếu chứ không mấy khi đi siêu thị, các kiốt tạp hóa có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp. Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình. Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình Kinh doanh hàng tạp hóa tuy số lãi trên từng mặt hàng không nhiều, có khi chỉ vài trăm đồng lẻ nhưng “tích tiểu thành đại”, lợi nhuận từ cửa tiệm tạp hóa có thể giúp bạn trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Với những tiệm quy mô lớn, đông khách, nhận làm đại lý cho các thương hiệu hàng hóa lớn thì số lãi còn gấp nhiều lần. Đưa ra lời khuyên cho những người muốn kinh doanh loại hình này, nickname iloveu trên website az24.vn chia sẻ: “Kinh doanh mặt hàng này không bao giờ bị ế, nhất là vào mùa vụ như tết, trung thu thì kiếm bộn tiền. Hơn nữa, ngày nào cũng có người mua, ra vào tấp nập rất vui, không bị nản chí như một số nghề khác”. Những thử thách khi khởi nghiệp Tuy đây là một trong những hình thức kinh doanh có thể thu vốn nhanh, nhưng lại có một số khó khăn, thử thách nhất định. Thứ nhất, do mặt hàng phong phú, phải nhập nhiều hàng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng nên chủ hàng luôn phải có sự sáng suốt trong quản lý hàng hóa, nhớ giá cả các mặt hàng, đề phòng kẻ gian, cách bài trí sao cho khách hàng dễ tìm, dễ lựa chọn hàng hóa… Tất cả đều đòi hỏi mỗi chủ tiệm phải có một cái đầu sáng suốt của nhà quản lý, một trí nhớ tốt và linh hoạt trong xử lý những yêu cầu về giá cả của khách hàng. Một trong những khó khăn của kinh doanh hàng tạp hóa là luôn phải lưu tâm đến chất lượng sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng Thứ hai, đây là một trong những loại hình có tính cạnh tranh cao, thậm chí có nơi mở cửa hàng tạp hóa nằm san sát nhau. Khó khăn ấy đòi hỏi mỗi cá nhân khi kinh doanh cần đề ra một chiến lược rõ ràng, chú ý đến các phương pháp marketing, dịch vụ ưu đãi… Các cửa hàng ra sau tất nhiên sẽ có những thiệt thòi nhất định nhưng không hẳn đi sau là không có lợi. Có những nhà bán lẻ vẫn sống và phát triển mạnh dưới cái bóng của các nhà bán lẻ khổng lồ. Bạn có thể mua và tham khảo cuốn "Để cạnh tranh với những người khổng lồ", trong đó có rất nhiều ví dụ về cửa hàng nhỏ phát triển mạnh tương đương với các cửa hàng lớn, thậm chí là phát triển khi nằm ngay cạnh các cửa hàng thuộc hạng “đại gia”. Nếu không có chiến lược rõ ràng và lại không biết cách điều hành thì việc quản lý một cửa tiệm tạp hóa nhỏ cũng sẽ khiến bạn phải đau đầu, thậm chí điêu đứng vì lỗ.Mình bán rẻ thì hầu như không có lãi, còn bán đắt thì chả ai mua, thà người ta vào siêu thị còn hơn”.

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHUỖI CỬA HÀNG THÀNH CÔNG

09 February, 2018
Thực tế kinh doanh trên thế giới đã chỉ ra, các nhà bán lẻ khó có kết quả tài chính tốt nếu chỉ kinh doanh 1-2 cửa hàng nhỏ lẻ. Với các cửa hàng đầu tiên, cơ bản là chưa có lãi vì chi phí đầu tư ban đầu cao cũng như kinh nghiệm chưa đủ để có thể quản lý hiệu quả cửa hàng. Hãy nhìn các nhà bán lẻ trên thế giới đã đầu tư vào thị trường Việt Nam như: Metro, Big C, Parkson… sẽ thấy họ đều phát triển theo chuỗi. Muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải phát triển theo chuỗi – đó gần như là phương thức tất yếu trong ngành bán lẻ thế giới.   Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng cửa hàng sẽ gây nhiều khó khăn cho người quản lý, làm thế nào để quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả là bài toán không dễ trả lời khi mà các cửa hàng cách xa nhau về mặt địa lý và nhà bán lẻ không thể luôn luôn có mặt tại tất cả các cửa hàng để giám sát công việc hàng ngày. Sử dụng phần mềm bán hàng phù hợp với nhu cầu và quy mô của chuỗi cửa hàng là một cách quản lý hiệu quả nhất, giải quyết gần như toàn bộ các vế của bài toán “quản lý chuỗi cửa hàng”.   Muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải phát triển theo chuỗi – đó gần như là phương thức tất yếu trong ngành bán lẻ thế giới.   Quản lý tài chính Thật không dễ dàng để quản lý tài chính của từng cửa hàng bán lẻ và của cả chuỗi cửa hàng nếu không có cách quản lý và kiểm soát hợp lý. Quản lý theo sổ sách hoặc những cách thông thường sẽ khiến các nhà bán lẻ gặp rắc rối thật sự – hoặc sẽ mất quá nhiều thời gian cho tính toán và sổ sách, hoặc sẽ không thể kiểm soát được tài chính của công ty. Phần mềm quản lý bán hàng chính là công cụ hữu hiệu giải quyết những khó khăn này. Không những giúp nhà bán lẻ kiểm soát được ngân sách thu chi của từng cửa hàng chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, mà còn dễ dàng có cái nhìn tổng quát về sức tiêu thụ của từng cửa hàng và của cả chuỗi. Phần mềm bán hàng với tính năng tổng hợp, báo cáo doanh số theo thời gian thực còn giúp các nhà bán lẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình kinh doanh của từng cửa hàng vào từng thời điểm, theo đó sẽ đưa ra được những phân tích, nhận định và thay đổi kế hoạch kinh doanh kịp thời cho phù hợp với từng thời điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chuỗi cửa hàng của mình.   Quản lý nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những thứ khó quản lý nhất trong kinh doanh bán lẻ. Nếu như không biết cách quản lý nguyên vật liệu, sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác bán hàng, cụ thể nếu thiếu nguyên liệu sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thừa nguyên liệu là một trong những lý do chính dẫn đến thất thoát trong bán lẻ. Với chức năng trừ trực tiếp nguyên vật liệu đã sử dụng trên phần mềm kho giúp cập nhật số lượng nguyên vật liệu trong kho nhanh và hoàn toàn sát với thực tế, vì thế nhân viên nhà bếp và quản lý dễ dàng kiểm tra được số lượng hàng tồn, biết được hàng đó nhập khi nào và hạn sử dụng đến ngày bao nhiêu – để có kế hoạch cho đợt mua hàng tiếp theo hoặc tiêu hủy hàng hư hỏng, hết hạn sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Ngoài ra, phần mềm bán hàng còn giúp chuỗi cửa hàng quản lý kho đơn giản. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên phần mềm, là có thể dễ dàng kiểm tra được lượng hàng hóa còn trong kho, chức năng này còn giúp việc chuyển kho liên cửa hàng không còn quy trình rắc rối, phức tạp mà trở nên nhẹ nhàng trong cả quản lý và di chuyển. Quản lý nhân viên Cũng với lý do xa cách về địa lý giữa các cửa hàng và không phải lúc nào cũng có mặt tại tất cả mọi cửa hàng để quản lý nhân viên bán hàng của mình, nên nhiều nhà bán lẻ từ lâu đã phó mặc cửa hàng cho sự trung thực và đạo đức của nhân viên. Vì thế, không ít cửa hàng bán lẻ đã chịu thất thoát lớn khi đối mặt với sự không trung thực của nhân viên bán hàng. Với phần mềm quản lý bán hàng, các nhà quản lý có thể dễ dàng quản lý được hiệu quả bán hàng của nhân viên, giám sát được mọi hoạt động liên quan đến bán hàng của nhân viên mà không cần tốn thời gian cho việc quan sát. Với mọi tác nghiệp của nhân viên, các số liệu sẽ được thay đổi ngay trên phần mềm giúp quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đang làm gì, kiểm soát được hóa đơn từng nhân viên tạo ra, qua đó có thể nâng cao được ý thức và trách nhiệm của từng nhân viên bán hàng.   Quản lý khách hàng Trong kinh doanh bán lẻ, ít người quan tâm đến việc quản lý dữ liệu khách hàng, ít người quan tâm đến các chương trình chăm sóc và tri ân khách hàng – một phần vì thói quen cố hữu từ xưa, phần khác là do các nhà bán lẻ không biết thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng như thế nào cho hợp lý và dễ dàng – đặc biệt là quản lý số lượng khách hàng lớn của cả chuỗi cửa hàng. Theo điều tra, đa số người tiêu dùng thích thú khi được quan tâm trong những ngày đặc biệt bằng một món quà nho nhỏ, một lời chúc, hoặc hình thức giảm giá cho khách hàng thân thiết,… Không phải mất nhiều thời gian và công sức, khi sử dụng phần mềm bán hàng, danh sách khách hàng với đầy đủ những thông tin như: họ tên, sđt, email, ngày sinh,… sẽ được tổng hợp đầy đủ trên phần mềm. Hơn thế, tùy theo quy định của từng cửa hàng mà khách hàng đến quán từ bao nhiêu lần trở lên sẽ được xếp vào nhóm khách hàng thân thiết. Theo đó, nhóm khách hàng thân thiết này sẽ nhận được chế độ đãi ngộ tốt hơn những khách hàng bình thường khác. Nhờ vào chức năng này của phần mềm, nhiều cửa hàng còn có chính sách ưu đãi, quà tặng cho các khách hàng có sinh nhật trong tháng, kích thích sự gắn bó lâu dài với cửa hàng của mình

Mở siêu thị ở Việt Nam có gì hấp dẫn mà tỉ phú giàu nhất Thái Lan, Việt Nam đều nhảy vào?

28 December, 2017
Năm 2008, Việt Nam từng được A.T Kearney, một công ty tư vấn hàng đầu về bán lẻ đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhất thế giới, trên cả Hong Kong, Trung Quốc, Singapore hay Malaysia. Tuy nhiên, thứ hạng này liên tục thụt lùi và đến nay, Việt Nam đã nằm ngoài top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Sức hấp dẫn giảm dần, cùng quy mô thị trường tăng trưởng chậm đã khiến những ông lớn trong ngành này mất dần kiên nhẫn. Năm 2015, ông chủ Big C là tập đoàn Casino quyết định thanh lý toàn bộ mảng kinh doanh của Big C tại Việt Nam dù cho vào thời điểm đó, Big C Việt Nam đang là nhà bán lẻ quy mô thứ 2 thị trường. Tại sao Big C lại quyết định ra đi, dù họ đã phát triển mạnh và có chỗ đứng vững vàng trong lòng người tiêu dùng Việt? Ngoài lý do được đưa ra là cần tiền trả nợ, một yếu tố khác có thể nghĩ tới là thị trường Việt Nam trong mắt DN Pháp chưa đủ hấp dẫn. Phát triển tại Việt Nam 13 năm mà tới ngày ra đi, doanh thu của chuỗi Big C tại đây mới đạt được khoảng 12.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 500 triệu euro thời điểm đó, chỉ bằng 1% trên tổng doanh thu gần 50 tỉ euro năm 2014 của toàn tập đoàn. Không thể chờ nổi thị trường phát triển lớn mạnh thì tốt nhất là … bán một cục và mang tiền đi trả các khoản đầu tư khác. Trước đó, Metro Cash & Carry – một tập đoàn của Đức chuyên bán buôn (kiêm luôn bán lẻ tại Việt Nam) cũng dứt áo ra đi sau 12 năm có mặt tại Việt Nam trong thương vụ trị giá 655 triệu euro. Trong ngành bán lẻ, Metro Cash & Carry có doanh số xếp thứ 3, chỉ sau Big C và Saigon Co.op. Việc ông lớn thứ 2 và 3 thị trường bán lẻ siêu thị tại Việt Nam dứt áo ra đi có phải là tín hiệu cho thấy thị trường đang xuống dốc? Câu trả lời có lẽ là không. Dù doanh thu không phải quá lớn, nhưng khi mang đi bán, cả Big C lẫn Metro Việt Nam đều ra đi rất nhanh chóng và có giá không hề rẻ. Metro có giá 655 triệu euro, còn Big C Việt Nam có giá 1,1 tỉ USD – thiết lập kỷ lục lớn nhất từng có cho 1 thương vụ M&A tại Việt Nam. Các thương vụ thâu tóm cũng thu hút rất đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước, có tiềm lực còn mạnh mẽ hơn cả Big C và Metro. Trong vụ thâu tóm Big C Việt Nam, người ta chứng kiến sự xuất hiện của các tập đoàn hùng mạnh từ Nhật Bản, Thái Lan và thậm chí là cả Việt Nam. TCC, tập đoàn Thái đã thâu tóm Metro Cash & Carry trước đó, đã suýt thành công trong việc thâu tóm nốt Big C Việt Nam. Nhưng cuối cùng, Big C Việt Nam lại về tay một tập đoàn Thái Lan khác là Central Group. Một điểm thú vị, đó là chính Central Group là tập đoàn đã bán lại Big C Thái Lan cho đối thủ đồng hương là TCC, để dồn lực mua Big C Việt Nam. Hành động quyết định “bỏ sân nhà sang đá sân khách” này của Central cho thấy tập đoàn này đang bị thị trường bán lẻ tại Việt Nam hấp dẫn đến mức nào. Theo số liệu của EIU, thị trường bán lẻ của Việt Nam năm 2016 sẽ có quy mô khoảng 97 tỉ USD và tới năm 2018 sẽ đạt mức 122 tỉ USD, còn kém xa so với quy mô 196 tỉ USD của Thái Lan, nhưng tốc độ tăng trưởng lại tốt hơn nhiều. Quan trọng hơn, theo hiệp hội bán lẻ, hiện tại bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, shopping mall,…) mới chỉ chiếm khoảng 25% thị trường, trong khi đó tỉ lệ này ở Thái Lan là gần 50%. Điều này đồng nghĩa với việc, thị trường Việt Nam còn sơ khai và có nhiều “đất” để các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hơn nhiều lần. Các DN Thái Lan đang rất hào hứng, bởi họ tin rằng thị trường Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng với Thái Lan, và công cuộc chinh phục sẽ lặp lại quá trình họ đã làm với thị trường quê nhà cách đây gần 3 thập kỷ. Người Nhật cũng có ý niệm tương tự khi những đại gia bán lẻ Nhật Bản như Takashimaya và đặc biệt là Aeon đang đầu tư xây dựng hạ tầng rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Mặc dù vậy, người Thái hay người Nhật sẽ khó tự do phát triển. Tiềm năng ngành bán lẻ Việt Nam không chỉ thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, mà còn cả những doanh nghiệp lớn trong nước nữa. Saigon Co.op là một ví dụ điển hình. Doanh nghiệp Nhà nước này từ lâu đã luôn đứng vị trí số 1 trong ngành bán lẻ Việt Nam với doanh thu vượt ra khá xa so với Big C Việt Nam. Trái với Saigon Co.op, Vingroup là cái tên mới nổi bật nhất trong số các DN tư nhân nước nhà đang triển khai bán lẻ. Dù còn nhiều hạn chế về hàng hóa cũng như chất lượng dịch vụ, nhưng Vingroup cho thấy sự quan tâm đặc biệt của mình vào lĩnh vực này. Nếu mảng nông nghiệp của Vingroup được nhận định chỉ có mục đích "từ thiện" chứ không mang lại giá trị kinh tế đáng kể thì mảng bán lẻ được dự báo có thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn cả mảng bất động sản trong tương lai không xa. Riêng quý 1 năm 2016, doanh thu từ hệ thống Vinmart và Vinmart+ đạt gần 2.200 tỉ đồng, xếp thứ 2 trong số các lĩnh vực kinh doanh của Vingroup, chỉ sau chuyển nhượng bất động sản. Cùng với việc đẩy mạnh số lượng điểm bán, doanh nghiệp này cũng gây ấn tượng với chiến lược lôi kéo nhà cung cấp nội địa như giảm chiết khấu xuống 0%. Nếu mang về cho Vingroup doanh thu 10.000 tỉ trong năm 2016, quy mô hệ thống bán lẻ của tập đoàn này đã gần đuổi kịp Big C Việt Nam. Đây có thể coi là khởi đầu rất ấn tượng của Vingroup bởi Big C Việt Nam phải mất 10 năm xây dựng thị trường mới đạt nổi cột mốc doanh thu này, còn Vinmart mới ra mắt có gần 2 năm. Một ông lớn hàng tiêu dùng nhanh nội địa là Masan cũng cảm thấy hứng thú với bán lẻ. Trong phiên đấu giá Big C Việt Nam, tờ Wall Street Journal đưa tin có ít nhất 3 doanh nghiệp Việt đến tham dự phiên đấu giá, trong đó có Masan. Nếu xét về quy mô, Masan cũng không thua kém nhiều so với Vingroup. Những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn như Citimart, Fivimart thì tìm hướng phát triển thông qua bắt tay với đại gia ngoại. Đây có thể coi là bước đi khôn ngoan tránh thế đối đầu trực diện với các đại gia ngoại giàu tiềm lực, vừa nhận được những hỗ trợ về nguồn lực của nước ngoài. Hiện tại, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn còn được chính phủ bảo hộ, vì vậy vai trò của Citimart, Fivimart trong liên doanh sẽ tiếp tục được duy trì. Nhìn lại năm 2015 và nửa đầu năm 2016, những thương vụ M&A kỷ lục, liên doanh, các khoản đầu tư mở rộng đẩy mạnh số lượng điểm bán, những chính sách lôi kéo nhà cung cấp và người dùng của các đại gia bán lẻ tại Việt Nam, có thể thấy sự ra đi của những ông chủ Big C hay Metro Cash & Carry Việt Nam không hề khiến thị trường bán lẻ hạ nhiệt mà trái lại, càng khiến cuộc chơi thêm phần căng thẳng. Tất cả các tay chơi đều đang sẵn sàng hy sinh để đầu tư, chuẩn bị cho ngày "hái lộc".

HT MART - CUNG CẤP NGUỒN HÀNG CHO SIÊU THỊ MINI

10 August, 2017
Hàng hóa luôn là thành phần quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Tuy nhiên việc “thật giả lẫn lộn”đã khiến cả người bán lẫn người mua nhiều phen phải lao đao. Hơn nữa, các siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa luôn cần phải tìm được những nhà cung cấp có giá tốt cũng những ưu đãi về giá và các chính sách hậu mãi, giao nhận, cam kết đổi trả,… cho sản phẩm. >>> Cùng tìm hiểu xem làm thế nào để kinh doanh siêu thị mini có lãi ??? Và HT Mart có lẽ chình là nơi lí tưởng nhất để bạn tìm kiếm nguồn hàng cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa của mình. Chúng tôi cung cấp các mặt hàng khá đa dạng với giá sỉ cực tốt có nguồn gốc xuất xứ được lấy trực tiếp từ nhà sản xuất: Đồ da dụng với các sản phẩm đồ nhà bếp, đồ dùng gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân,… Thực phẩm với bánh kẹo, đồ ăn nhanh, nước giải khát, sữa, café, đồ đông lạnh,… Mĩ phẩm với nước hoa, kem dưỡng, dầu gội, son môi, sữa tắm,… Thời trang với các loại quần áo nam nữ, trẻ em đa dạng mẫu mã, màu sắc Văn phòng phẩm với đồ dụng cụ học tập, đồ lưu niệm, đồ văn phòng,… … Tất cả các nguồn hàng mà chúng tôi cung cấp cho các siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa đều là sản phẩm chính hãng, được lấy trực tiếp từ nhà sản xuất nên có chất lượng bảo đảm, cùng mức giá sỉ cực tốt, có thể nói là hàng đầu tại thị trường. Chính vì thế đã có hàng ngàn siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa trên cả nước đang được HT Mart cung cấp nguồn hàng, trong đó có thể kể đến siêu thị City Mart ở Điện Biên, siêu thi Ecosun ở Ninh Bình, siêu thị Minh Nguyệt ở Hải Dương, siêu thị Vi-Mart ở Vũng Tàu,… cùng các siêu thị mang thương hiệu HT Mart trên khắp cả nước như siêu thị HT Hà Nội, siêu thị HT Vũng Tàu, siêu thị HT Hải Phòng,… === ❣️❣️❣️  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI BIG ONE GREEN VIỆT NAM ⛪ VPGD: Ngõ 67, Số nhà 16 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội ☎ Hotline: Ms Hồng Thúy : 0898.098.856 - Ms Nguyễn Hiên: 096.181.5529 ✉ Email: sieuthihtmart1984@gmail.com ❣️❣️❣️ Website: www.sieuthiht.com.vn
0914 476 128 - 0898 098 856 - 0565 805 266